Cách khắc mục tính trạng mệt mỏi kéo dài trong người
- Người viết: Digital lúc
- Kiến thức sức khỏe
Mỗi sáng thức giấc bạn đều cảm thấy uể oải, làm việc không tập trung, chán chường, thiếu sinh khí, thiếu động lực học tập và làm việc? Bạn lầm tưởng rằng mình là một “kẻ lười biếng”. Thực tế, các biểu hiện này xuất hiện có thể do bạn đang mắc phải “hội chứng mệt mỏi mãn tính”. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hội chứng này và làm cách nào để khắc phục nó? Theo dõi bài viết dưới đây của Hinnao nhé.
Mệt mỏi mãn tính là gì?
Có những người trước đây vốn năng động, tràn đầy sức sống. Nhưng nay lại thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, cơ thể kiệt sức, dù ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Một số người nghĩ rằng mình lười biếng, một số khác thì cho rằng tuổi tác khiến mình trở nên thiếu năng lượng. Mặt khác có người cho rằng do mình làm việc quá sức thời gian trước, tích tụ lại khiến cơ thể mệt mỏi sau này.
Thực tế, đây là hội chứng mệt mỏi mãn tính thường gặp ở lứa tuổi từ 25 - 45, đặc biệt là ở nữ giới. Biểu hiện rõ nhất ở những người mệt mỏi mãn tính là hoạt động thể chất và tinh thần thường xuyên nhưng tình trạng mệt mỏi vẫn không thuyên giảm. Bên cạnh đó, người mệt mỏi mãn tính thường giảm khả năng tập trung làm việc, giảm khả năng suy đoán, nhận thức, thời gian ngủ đủ nhưng không đảm bảo chất lượng thường mê man và rơi vào trạng thái mệt mỏi khi thức dậy.
Một số giả thuyết cho rằng, hội chứng mệt mỏi mãn tính xuất hiện sau khi bị nhiễm vi rút, sau phẫu thuật, chấn thương hoặc căng thẳng tinh thần kéo dài. Bên cạnh đó là do sự mất cân bằng nội tiết tố, suy giảm hệ thống miễn dịch, chế độ ăn uống đủ lượng nhưng không đảm bảo về chất. Hoặc vận động không đúng cách.
Làm thế nào để lấy lại năng lượng cho cơ thể?
Đối với bất kỳ yếu tố nào tác động tiêu cực đến cơ thể đều cần được xem xét và lý giải bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài. Theo đó, các yếu tố bên trong cần được chú ý đến bao gồm sự thay đổi hormone, dinh dưỡng cơ thể tiếp nhận và thói quen vận động thể chất, rèn luyện tinh thần. Các yếu tố bên ngoài bao gồm môi trường sống, thời tiết, những người chúng ta tiếp xúc hàng ngày và thậm chí bao gồm yếu tố phong thủy.
Đối với các yếu tố bên trong, cơ thể người được tạo thành bởi hơn 10 nghìn tỉ tế bào. Trong đó, NAD+ (Nicotinamide Adenine Dinucleotide) là một coenzyme thiết yếu có trong tất cả các tế bào của cơ thể người. NAD+ tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng diễn ra bên trong tế bào. Hoạt động tích cực để sửa chữa các tế bào bị tổn thương. Và đảo ngược tác động của quá trình oxy hóa trong cơ thể.
Mức NAD+ dồi dào ở tuổi 20 giúp cơ thể khỏe đẹp, năng động. Ngược lại, mức NAD+ sụt giảm một nửa ở tuổi 50 khiến cơ thể lão hóa và dễ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, bệnh Alzheimer và giảm thị lực. Bên cạnh NAD+, các yếu tố khác về dinh dưỡng bao gồm vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng cần được cung cấp đầy đủ và cân bằng để tiếp thêm năng lượng cho cơ thể.
Đặc biệt lưu ý đến “tâm bệnh”. Thực chất cảm giác mệt mỏi kéo dài có thể do các vấn đề bên trong bạn chưa được giải quyết bao gồm chất lượng mối quan hệ với những người xung quanh vợ/chồng, con cái, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Khi tháo gỡ được các khúc mắc trong mối quan hệ với người xung quanh sẽ giúp bạn thả lỏng, cơ thể không bị gồng, không bị trong trạng thái luôn căng thẳng. Từ đó, giải quyết bài toán mệt mỏi kéo dài.
Có thể nói, làm sạch cơ thể với thức ăn lành mạnh và chế độ tập luyện khoa học. Kết hợp làm sạch tâm trí bằng việc thiền, suy nghĩ tích cực, chia sẻ cùng người thân yêu là hai chìa khóa cơ bản giúp lấy lại năng lượng và niềm yêu thích cuộc sống.